slide banner

Ứng dụng hương liệu trong sản xuất thực phẩm

Hương liệu là một thành phần không thể thiếu trong sản xuất thực phẩm. Mỗi ngành hàng thực phẩm sẽ dùng những hương liệu đặc trưng khác nhau, hãy cùng GreenLink tìm hiểu thêm về 5 nhóm ngành phổ biển thường ứng dụng hương liệu thực phẩm trong quá trình sản xuất nhé.

Nước giải khát

Hương thơm dễ chịu, sảng khoái chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng yêu thích, lựa chọn loại nước giải khát. Nước giải khát thường dùng các loại hương liệu như:

  • Hương dạng đục, các chất tạo đục cho nước có ga hoặc không ga như nước cam, chanh, cola…
  • Hương dạng lỏng cho nước ép trái cây, nước ngọt không ga, thạch rau câu, nước uống dạng thạch, thạch dừa, thạch trái cây…
  • Hương dạng bột cho các sản phẩm bột uống liền, trà, cà phê…
  • Hương cho rượu, các loại nước uống có cồn, bia, cocktail…

Sản phẩm bơ sữa và kem

Hương vị cuốn hút ngay từ đầu lưỡi, hương liệu thực phẩm ảnh hưởng lớn tới sự cuốn nút của các sản phẩm bơ sữa và kem:

  • Hương cho các loại sữa tươi tiệt trùng và thanh trùng…
  • Hương cho các loại sữa chua uống, sữa chua ăn…
  • Hương cho các sản phẩm tráng miệng từ sữa như bánh flan, mousses…
  • Hương cho các sản phẩm bơ, pho mát, bơ magarine…
  • Hương cho các sản phẩm sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc có đường…
  • Hương cho các sản phẩm kem…

Sản phẩm bánh kẹo, bánh ngọt

Không chỉ là vị, mùi hương cũng là một điểm rất quan trọng đối với các sản phẩm bánh kẹo và bánh ngọt.

  • Hương chịu nhiệt dùng cho kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, kẹo chew, kẹo mút…
  • Hương dùng cho các sản phẩm kẹo cao su và kẹo thổi. Hương dùng cho các sản phẩm sô-cô-la.
  • Hương chịu nhiệt dùng cho các loại bánh quy, bánh quy kem, bánh kem xốp, bánh cracker và các loại bánh ngọt, bánh mì tươi…
  • Hương cho bánh trung thu.

Sản phẩm cà phê

Để sản phẩm cafe thêm hấp dẫn hơn, bên cạnh những hương vị nguyên bản, các công ty thường lựa chọn phối hợp thêm hương liệu thực phẩm dành cho café. Đây cũng là điểm giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm.

Hương cà phê dạng nước và dạng bột dùng cho các sản phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê đen, cà phê 2 trong 1 và 3 trong 1, các sản phẩm nước uống cà phê đóng lon…

Hương mặn

Một ngành hàng có quy mô lớn khác về hương liệu thực phẩm đó chính là các sản phẩm mì ăn liền, bánh snacks, đậu phộng chiên… Để các sản phẩm này trở nên hấp dẫn và cuốn hút người tiêu dùng thì hương liệu là yếu tố cốt lõi.

Hương dạng bột và dạng lỏng như hương bò, heo, gà, tôm, cua… dùng cho các sản phẩm mì ăn liền, bánh snacks, đậu phộng chiên, các sản phẩm thịt và các loại gia vị nước chấm…

Triển vọng phát triển ngành hương liệu thực phẩm

Nhu cầu về hương liệu thực phẩm tại Việt Nam đang gia tăng trong bối cảnh ngày càng có nhiều thị trường F&B (Food ang Beverage Service) ra đời. Đi kèm theo nó cũng là những yêu cầu khắt khe hơn về nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận của Bộ Y tế, chứng nhận của cục ATTP và các chứng chỉ đạt chuẩn ngành… để đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng cũng như đem đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng cuối.

Với việc thay đổi lối sống và sở thích ăn uống, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng hướng đến những trải nghiệm xác thực như là các thực phẩm lành mạnh với các thành phần đơn giản. Do đó, nhu cầu về hương liệu tự nhiên dự kiến sẽ thể hiện sự tăng trưởng đáng kể.

Nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cùng với việc mở rộng trong lĩnh vực này dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường của ngành công nghiệp này. Ngoài ra, thay đổi lối sống, tăng thu nhập và thay đổi sở thích hương liệu dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu về hương liệu trong ngành công nghiệp thực phẩm. Để duy trì thị phần, các nhà sản xuất chính đang áp dụng các chiến lược như mở rộng, ra mắt sản phẩm mới, sáp nhập, mua lại và ra mắt hương vị mới.

Tags:

Thẻ h3

Thẻ h4

Thẻ h5