Menu
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Hương nước hoa
- Hương thơm
- Hương vị
- Thí nghiệm ứng dụng
- Liên hệ
Địa chỉ: 49A đường số 11, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: marketing@greenlink.com.vn
Điện thoại: 0777 18 13 18
Theo Thông tư 05/2018/TT-BYT chỉ một số chất, nhóm chất bảo quản thực phẩm là được phép sử dụng. Vì khi sử dụng sẽ không gây ra các phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Chất bảo quản thực phẩm (Preservative) hay còn có tên gọi khác là phụ gia bảo quản thực phẩm. Đây là các chất bảo quản tự nhiên hoặc tổng hợp giúp cho thực phẩm có thể chống lại sự ảnh hưởng của vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác. Kéo dài thời gian sử dụng cũng như làm chậm nguy cơ dẫn đến oxy hóa, thối rữa, hư hỏng cho thực phẩm.
Như đã nói ở trên, sẽ có hai chất bảo quản dùng trong thực phẩm đó là chất bảo quản tự nhiên và chất bảo quản tổng hợp. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết nên sử dụng chất bảo quản nào an toàn, đúng quy định theo từng loại. Nguồn dựa theo Thông tư 05/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
Gồm có các chất, nhóm chất sau đây:
Nisin (E234): Đây là một chất kháng khuẩn đa vòng, có cấu tạo bởi 34 gốc axit amin. Tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cực kỳ an toàn với sức khỏe con người khi sử dụng.
Catechin, Dầu ăn: Catechin là thành phần khá quan trọng và lớn trong lá trà xanh. Tác dụng bảo quản thực phẩm nhờ hoạt tính trung hòa các gốc tự do, chống oxy hóa. Dầu ăn cũng giúp làm chậm quá trình oxy hóa đồng thời ngăn chặn sự tiếp xúc của các vi sinh vật hiệu quả với thực phẩm.
Muối, Đường: Không thể phủ nhận chất bảo quản muối trong cuộc sống hàng ngày để chống ươn, chống vi khuẩn. Bên cạnh đó, đường cũng là chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn tăng trưởng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các lạc khuẩn lactic hoạt động hiệu quả, tránh ôi thiu thực phẩm.
Chanh, mật ong: Chanh chứa rất nhiều acid citric và acid ascorbic. Đây là hai chất bảo quản thực phẩm phổ biến nhất để ngăn chặn tình trạng thối, hỏng. Bên cạnh đó, mật ong cũng là chất đảm bảo ổn định và chống khuẩn hiệu quả.
Acid Citric, Casein, Natamycin: Acid Citric hay còn có tên gọi khác là vitamin C, là chất bảo quản nguồn gốc tự nhiên trong các loại quả. Casein là chất chống oxy hóa có trong thịt bò và các loại gia cầm. Natamycin là chất bảo quản chống mốc tự nhiên an toàn nhất hiện nay.
Gồm có các chất, nhóm chất sau đây:
Canxi Sorbrat, Kali Sobrat: Đây là các phụ gia bảo quản thực phẩm dùng phổ biến trong việc sản xuất magarin. Đó là thành phần khá quan trọng để tạo nên phomai, mứt, nước hoa quả. Liều lượng quy định sử dụng 1g/1kg sản phẩm.
Acid Sobric (E200): Chất này cũng dùng để sản xuất phomai, mứt và nước hoa quả giúp chống lại quá trình lên men nhanh, hư hỏng. Liều lượng sử dụng an toàn được quy định là 1g/1kg sản phẩm.
Natri benzoate: Là chất bảo quản thực phẩm dùng để sản xuất thủy sản đóng hộp, nước giải khát. Ngoài ra, chúng cũng được dùng sản xuất rượu vang, nước sốt cà chua, mứt, hoa quả dầm. Liều lượng an toàn 1g/1kg sản phẩm.
Natri sorbat, Kali nitrat: Natri sorbat sẽ được dùng phổ biến cho các loại mứt quả, sữa. Bên cạnh đó chúng cũng được dùng để bảo quản bơ, pho mát, bánh kẹo và nước chấm. Còn Kali nitrat thì được dùng để bảo quản thịt hộp, thịt muối, thủy sản, lạp xưởng hoặc dăm bông.
Kali bisunphit: Nếu bạn thường xuyên ăn khoai tây rán, mứt cô đặc, quả ngâm đường sẽ thấy thành phần Kali Bisunphit. Đồng thời, chất bảo quản này cũng được dùng trong các sản phẩm thịt, thủy sản.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị kinh doanh các chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và tổng hợp an toàn. Tuy nhiên, nếu xét về tính tiện lợi, tiết kiệm và thiết thực toàn diện nhất thì phải nhắc đến GreenLink.
Hãy tuân thủ theo Quy định của Bộ Y tế, chỉ sử dụng những chất bảo quản thực phẩm an toàn được phép. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người, cùng chung tay vì lợi ích bản thân và cộng đồng.