slide banner

An toàn thực phẩm là gì? Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo quy định của Bộ Y tế, khi sản xuất, chế biến thực phẩm bắt buộc phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy tính an toàn ở đây được hiểu như thế nào và gồm những tiêu chuẩn nào để đánh giá?

An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản an toàn vệ sinh thực phẩm chính là các việc làm để giữ cho thực phẩm luôn sạch, an toàn với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cần phải làm dựa trên quy định của pháp luật và hợp lý. Đây là việc không bao giờ được quên khi chế biến, sản xuất các loại thực phẩm. Vừa giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng vừa giúp nâng cao giá trị thương hiệu của bạn.

Nếu như bạn không giữ an toàn vệ sinh khi chế biến, sản xuất thực phẩm sẽ gây nên rất nhiều tác hại xấu. Đó là khiến cho khách hàng bị mắc các chứng bệnh như ngộ độc, ung thư… Gây mất tin tưởng cho khách hàng vào thương hiệu của bạn và thị trường thực phẩm nói chung. Hơn cả, chắc chắn những ai vi phạm an toàn thực phẩm đều sẽ bị trừng phạt nghiêm minh.

Các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Hiện nay, để đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh mỗi lĩnh vực đều phải đảm bảo được các tiêu chuẩn nhất định theo quy định của Bộ Y tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

Đầu tiên chính là một tiêu chuẩn Quốc tế về an toàn thực phẩm được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO chứng nhận: ISO 22000:2018. Tiêu chuẩn này ra đời dựa trên 2 nền tảng tiêu chuẩn cũ là HACCP và ISO 9001:2015. HACCP chính là phân tích các mối nguy hiểm cũng như điểm kiểm soát tới hạn. Còn ISO 9001:2015 chính là hệ thống quản lý chất lượng.

Đạt được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm này đồng nghĩa doanh nghiệp có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tốt. Đồng thời đủ khả năng cung cấp ra thị trường quốc tế chứ không riêng nội địa. Hiện nay, tiêu chuẩn này có thể cấp cho tất cả mọi tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Không phân biệt quy mô hay loại hình, hoạt động trực tiếp hay gián tiếp.

Tiêu chuẩn HACCP

Như đã nói ở trên tiêu chuẩn HACCP chính là phân tích các mối nguy hiểm cũng như điểm kiểm soát tới hạn. Đây cũng là công cụ được sử dụng phổ biến để xác định, ngăn chặn những mối nguy hại cụ thể hoặc tiềm ẩn xảy ra gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm. Bao gồm các mối nguy từ sinh học, vật lý, hóa học, điều kiện bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Tiêu chuẩn FSSC 22000

Tên đầy đủ của tiêu chuẩn FSSC 22000 chính là chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm này có giá trị sử dụng trên quy mô quốc tế. Cung cấp khuôn khổ thiết thực giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả các trách nhiệm, chất lượng, an toàn cho thực phẩm. Bên cạnh đó, FSSC 22000 còn thừa nhận bao gồm và có thể thay thế tốt tiêu chuẩn BRC, IFS.

Để đạt được chứng nhận FSSC 22000, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Đặc biệt là bước phân tích, nhận diện và kiểm soát mối nguy. Ngoài ra, rủi ro cũng cần được đánh giá chính xác, thiết lập được các chương trình phòng vệ thực phẩm an toàn. Việc này nhằm mục đích kiểm soát khả năng nhiễm bẩn cố ý do mục đích phá hoại.

Tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thứ tư chính là GMP, một trong những tiêu chuẩn an toàn cực kỳ phổ biến hiện nay. Bởi vì từ đầu tháng 7/2019 các doanh nghiệp bắt buộc phải có tiêu chuẩn này mới được phép sản xuất sản phẩm. GMP là tên viết tắt của tiêu chuẩn hướng dẫn thực hành sản xuất tốt. Chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực như thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra cũng áp dụng với các lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn BRC

Cuối cùng chính là tiêu chuẩn BRC. Đây là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm được Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc chứng nhận. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn trong cả sản xuất và cung cấp ra thị trường. Phạm vi hoạt động của tiêu chuẩn BRC là trên toàn cầu, áp dụng cho các công ty, nhà máy thực hiện, sản xuất thực phẩm nói chung. Không áp dụng với hoạt động phân phối, tồn trữ, bán sỉ nhập khẩu.

An toàn vệ sinh thực phẩm là việc bắt buộc phải làm để đảm bảo lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và lợi ích chung của xã hội. Hãy tham khảo kỹ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để thực hiện nghiêm, đạt được chứng nhận. Như vậy, doanh nghiệp mới có tiền đề để phát triển và được khách hàng tín nhiệm hơn.

>> Tham khảo: https://greenlink.com.vn/huong-vi.html

Tags:

Thẻ h3

Thẻ h4

Thẻ h5