slide banner

Danh mục các loại phụ gia thực phẩm và quy định sử dụng an toàn

Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung, thêm vào thực phẩm nhằm mục đích cải thiện hương vị hoặc bảo quản thực phẩm. Hiện tại, có rất nhiều chất phụ gia khác nhau, tuy nhiên không phải loại nào cũng có cách dùng giống nhau.

Danh mục các loại phụ gia thực phẩm thường dùng

Trong sản xuất, chế biến thực phẩm có không ít chất phụ gia được sử dụng theo từng tình huống, thực phẩm cụ thể. Điển hình như:

Axit thực phẩm, chất tạo màu

Tác dụng của axit thực phẩm đó chính là chống oxy hóa, bảo quản, đặc biệt dùng để tạo hương vị đặc sắc cho thực phẩm. Một số axit thực phẩm phổ biến phải kể đến như giấm, axit citric, axit malic, axit lactic. Còn chất tạo màu thường được dùng để tạo màu sắc bắt mắt cho thực phẩm.

Danh mục các loại phụ gia thực phẩm và quy định sử dụng an toàn

Chất điều chỉnh độ chua, chất chống tạo bọt

Nếu bạn muốn kiểm soát độ chua, độ kiềm của thực phẩm thì không thể bỏ qua phụ gia thực phẩm chất điều chỉnh độ chua. Tương tự, một số loại thực phẩm hiện nay khi sản xuất sẽ xuất hiện tình trạng bọt. Và để ngăn chặn hoặc giảm thiểu quá trình tạo bọt, bạn hãy dùng chất chống tạo bọt.

Chất chống vón, chống oxy hóa, chất chuyển thể sữa

Để giúp cho thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm dạng bột như sữa, ngũ cốc… không bị vón cục, bạn nên dùng chất chống vón. Còn các chất chống oxy hóa sẽ đóng vai trò như vitamin C kiềm chế tác động của hiện tượng oxy hóa trong thực phẩm. Chất chuyển thể sữa giúp nước, dầu ăn đảm bảo thể hỗn hợp cùng nhau ổn định trong thể sữa, vô cùng có lợi cho sức khỏe.

Chất phụ gia thực phẩm tạo lượng, giữ màu, điều vị

Khi bạn muốn tăng số lượng/khối lượng của thực phẩm nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng thì nhất định phải dùng chất tạo lượng. Chất giữ màu giúp bảo quản những màu sẵn có của thực phẩm. Chất điều vị có tác dụng giúp tăng cường hương vị thơm ngon hơn cho thực phẩm.

Chất tạo vị, chất xử lý bột ngũ cốc, chất giữ ẩm

Để tạo ra một hương vị tươi mới, đừng quên phụ gia thực phẩm chất tạo vị vô cùng an toàn bạn nhé. Còn trong việc xử lý bột ngũ cốc, hãy sử dụng thêm chất xử lý để cải thiện màu sắc và tăng hương vị. Chất giữ ẩm là một phương pháp tuyệt vời để giúp thực phẩm không bị khô, nứt trong điều kiện bình thường.

Danh mục các loại phụ gia thực phẩm và quy định sử dụng an toàn

Chất bảo quản, chất đẩy, chất ổn định

Trong quá trình bảo quản, nếu không dùng các chất phụ gia, thực phẩm rất dễ bị nấm mốc, thối, hư hỏng. Nếu muốn đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa, đựng một cách dễ dàng hãy dùng thêm phụ gia chất đẩy. Trong thể sữa, nếu muốn tăng cường sự ổn định, đậm đặc và chắc hơn, nhất định phải sử dụng chất ổn định.

Chất làm đặc, chất tạo hương, chất làm ngọt

Chất phụ gia ổn định chỉ giúp tạo ra kết cấu chắc, đậm đặc vừa phải. Muốn đậm đặc nhất, bạn phải dùng thêm chất làm đặc. Hương liệu thực phẩm chính là chất tạo hương để tạo ra một hương vị mới thơm ngon hơn hẳn so với hương vị cũ. Cuối cùng, chất làm ngọt sẽ khiến cho các thực phẩm trở nên ngọt hơn nhưng không gây ra tình trạng béo phì vì chứa ít calo.

Quy định sử dụng chất phụ gia an toàn

Theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT của Bộ Y tế, sử dụng chất phụ gia thực phẩm phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cụ thể theo các nguyên tắc như sau:

  • Chỉ sử dụng những chất phụ gia được phép và đúng đối tượng thực phẩm.
  • Không được vượt quá mức sử dụng tối đa với một hoặc nhóm thực phẩm.
  • Hạn chế tối đa đến mức thấp nhất liều lượng phụ gia để đạt được hiệu quả.
  • Chỉ sử dụng phụ gia nếu hiệu quả và không ảnh hưởng sức khỏe con người.

Danh mục các loại phụ gia thực phẩm và quy định sử dụng an toàn

Chỉ sử dụng phụ gia thực phẩm nếu hiệu quả và không lừa dối lòng tin người tiêu dùng theo các yêu cầu dưới đây:

  • Duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
  • Tăng cường việc duy trì tính ổn định hoặc chất lượng nhằm cải thiện cảm quan nhưng không làm biến đổi chất lượng thực phẩm.
  • Hỗ trợ trong việc vận chuyển, sản xuất thực phẩm sao cho phù hợp, an toàn.

>> Tham khảo: https://greenlink.com.vn/huong-vi/linh-vuc-che-bien-thit-va-thuy-san-171/

Chỉ sử dụng danh mục phụ gia thực phẩm nếu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật được ban hành trong các quy định sau:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Tiêu chuẩn quốc gia nếu chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
  • Tiêu chuẩn CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, nước ngoài.
  • Tiêu chuẩn của nhà sản xuất nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn CAC, JECFA, tiêu chuẩn khu vực, nước ngoài.

Trên đây là danh mục các loại phụ gia thực phẩm thường dùng và quy định sử dụng an toàn theo quy định của Bộ Y tế. Chúc bạn có quyết định lựa chọn và sử dụng thật hợp lý ở cả hai phương diện doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc cá nhân sử dụng.

Tags:

Thẻ h3

Thẻ h4

Thẻ h5